Skip to content

Yoga là nghệ thuật bình lặng tâm trí

Patanjali Yoga Sutra, Chương 1, Khổ thứ 2

āsana

là nhánh thứ 3 trong 8 nhánh của hệ thống Yoga. Bên cạnh đó, Asana cũng có nghĩa là “Ngồi”. Ngày nay, Asana thường được xem là một thuật ngữ nói về những tư thế Yoga.

aṣṭāṅga

Ashtanga nghĩa là 8 nhánh hay 8 chi, nó được đề cập trong tác phẩm kinh điển Patanjali Yoga Sutra. Ashtanga Yoga bao gồm những nhánh nói về cách hành xử cho đến phương pháp thở, thiền và cao nhất là đạt định.

prāṇāyāma

là nhánh thứ 4 trong Ashtanga Yoga. Pranayama là thuật ngữ nói về các phương pháp luyện thở theo phương pháp Yoga. Mục tiêu của việc luyện thở là để giúp lưu thông năng lượng sống và nhờ đó nâng cao sức khỏe thể chất và “tâm an lạc” là mục tiêu cuối cùng.

Yoga là gì?

Yoga – cũng được viết là Joga – (tiếng Phạn योग IAST yoga; từ yuga ‘yoke’, yuj nghĩa là: buộc lại với nhau và là một giáo lý triết học xuất phát từ Ấn Độ, bao gồm một số bài tập hoặc thực hành về tinh thần và thể chất được chia thành 8 nhánh (Ashtanga Yoga): 1. Yama, 2. Niyama, 3. Asana, 4. Pranayama, 5. Pratyahara, 6. Dharana, 7. Dhyana, 8. Samadhi.

Theo Ánh, Yoga nên được hiểu vừa là “Sự Hợp Nhất” và vừa là “Sự Tách Biệt”. Đó không phải là sự hợp nhất Thân và Tâm, mà đó sự Hợp Nhất bản chất chân thật của ta với Hiện Hữu. Khi đạt đến sự Hợp Nhất này, ta sẽ nhận ra, ta không phải “thân thể hay tâm trí hay suy nghĩ”, và đó là trang thái Tách Biệt, tách biệt ta khỏi những gì bám dính đến thân ta – trong đó có khổ đau. Thông qua đó, chúng ta thoát khỏi khổ đau. Đó chính là mục tiêu của con đường Yoga.

1. Yama

Yama (tiếng Phạn, m., यम yama, tự kiểm soát) là nhánh đầu tiên của Ashtanga Yoga. Nhìn chung, nhánh thứ nhất tập trung hướng vào những cách ứng xử của ta với thế giới bên ngoài. Trong chương 2, khổ thứ 30 của tác phẩm Patanjali Yoga Sutra đã có nêu ra 5 nguyên tắc hành xử của một cá nhân đối với thế giới bên ngoài:

  • Ahimsa – Không bạo lực
  • Satya – Trung thực, chân thật
  • Asteya – Không trộm cắp
  • Brahmacarya – Hướng về cái Hiện Hữu
  • Aparigraha – Không bám víu

Một người theo con đường Yoga sống nhận biết, đó là con đường mà có điểm xuất phát nhưng sẽ không bao giờ có điểm kết thúc. Thông qua Thiền Định, con người sẽ chuyển hóa năng lượng bạo lực thành tình thương, giống như Lão Tử có nói rằng:

2. Niyama

Niyama (tiếng Phạn, m., नियम, niyama, quy tắc ứng xử) là nhánh thứ 2 thuộc hệ thống Ashtanga Yoga. Nếu Yama đề ra 5 nguyên tắc ứng xử với thế giới bên ngoài, thì Niyama bao gồm 5 nguyên tắc đối nội “nội tâm”, nghĩa là: ta làm với thế giới nội tâm của chính mình. Theo Ánh, tất cả những nguyên tắc ứng xử đều thuộc về thế giới nội tâm, và Yoga là con đường “hướng nội” – Yoga là con đường Work-In.

  • Shaucha – Thanh lọc
  • Santosha – Nuôi dưỡng trạng thái Hài Lòng
  • Tapas – Tự kỷ luật
  • Svadhyaya – Tự học hỏi
  • Ishvarah-Pranidhana – Tin vào Hiện Hữu

Niyama hướng ta đến việc tự luật bản thân, rằng một người nên có khả tự kiểm soát chính mình để có thể khỏe về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, Hài Lòng là một trạng thái có sẵn trong ta, khi ta tìm nhận biết điều này, ta sẽ tìm được an yên.

3. Asana

Asana (tiếng Phạn आसन āsana, nghĩa là ngồi) theo Patanjali Yoga Sutra thì Asana nghĩa là Tư thế Thiền. Một tư thế thiền cần thỏa mãn 2 tính chất quan trọng sau đây: Sthira = ổn định và Sukha = thoải mái. Asana là nhánh thứ 3 của Ashtanga Yoga. Ngày nay, Asana được hiểu phổ biến là những tư thế Yoga.

  • Sthira nghĩa là ổn định, chắc chắn. Sẽ khó mà thiền định khi mà thân thể thiếu sự ổn định và liên tục phải di chuyển. Khi này, ta rất khó lòng mà tĩnh lặng tâm trí. Cho nên, sự ổn định là tính chất đầu tiên trong thiền định.
  • Sukha nghĩa là thoải mái, thư thái. Ta chỉ có thể ngồi yên định và thiền khi mà cơ thể thoải mái trong tư thế thiền. Nếu thân ta đau nhức và hơi thở không thông, làm sao ta có thể ngồi thiền!
  • Sthira-Sukham-Asanam: tư thế thiền ổn định và thoải mái. Ta nên xem đây là 2 tính chất quan trọng cần có bất cứ khi thực hành Yoga Asana, và nếu được thì áp dụng nó vào cuộc sống hằng ngày. Theo mình, một khi Yoga đã sống trong bạn, bất cứ điều gì bạn làm đều sẽ mang tính chất yoga.

4. Pranayama

Pranayama (tiếng Phạn, प्राणायाम, prāṇāyāma) là nhánh thứ tư của Ashtanga Yoga, đây là thuật ngữ được dùng để nói về các phương pháp luyện thở theo phương pháp Yoga.

  • “Prana” là một thuật ngữ chỉ năng lượng sống, nó tương đương với “Qi” trong Đông Y của Trung Hoa và “Ki” trong tiếng Nhật.
  • “Yama” nghĩa là Sự kiểm soát. Theo cách hiểu Pranayama = Prana + Yama, thì Pranayama nghĩa là phương pháp luyện thở nhằm kiểm soát năng lượng sống và nhờ đó điều tiết và tăng cường năng lượng sống.
  • Cách hiểu thứ 2, đó là Pranayama = Prana + Ayama. Trong đó, Ayama nghĩa là sự kéo dài, sự mở rộng. Vậy, Pranayama là phương pháp luyện thở giúp gia tăng năng lượng sống.

5. Pratyahara

Pratyahara (tiếng Phạn: प्रत्याहार pratyāhāra, rút lui, thu mình lại). Đây là nhánh thứ 5 trong hệ thống Ashtanga Yoga và nó được Patanjali định nghĩa như sau:

“Khi các giác quan không tiếp xúc với các đối tượng, mà đi vào bản chất của tâm trí, Pratyahara xuất hiện.”

“Điều nạy tạo ra khả năng kiểm soát mọi giác quan”

Pratyahara cũng có nghĩa là rút lui khỏi cuộc sống, gần tương tự như một cuộc Retreat, khi mà ta lánh xa công việc và những bận rộn thường nhật và dành thời gian an trú với hiện tại và tìm về chính mình. Ta để cho các giác quan của mình được nghỉ ngơi và bớt bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài, ví dụ như những tin nhắn cho deadline công việc không xuất hiện để ta bớt bị áp lực công việc. Nhờ đó, ta tạm thời tìm được sự an bình tạm thời. Khi nhận ra rằng ta có thể tìm được tĩnh lặng, thì ta sẽ luyện tập nó hàng ngày. Ví dụ: dành thời gian ngồi một mình và quán sát hơi thở, quán sát suy nghĩ. Ta ghi nhận mọi thứ diễn ra nhưng không đánh giá và nhờ vậy, ta cũng không bị chúng tác động đến sự an bình của ta.

Nhánh thứ 5 này đôi khi được hiểu như là “từ bỏ thể giới”. Theo Ánh, Pratyahara thậm chí là phương pháp dạy ta quán sát những giác quan của ta và trở thành chủ nhân của chúng, giống như khi ngửi thấy món ăn ngon, ta nhận biết rằng “có sự mong muốn được thưởng thức món ăn ngon”. Ta có thể ăn hay không ăn, là người đưa ra quyết định, thay vì để cho sự ham muốn điều khiển hành vi của ta.

Sự tập trung là khi sự nhận biết hướng về một đối tượng.

Thiền định xảy ra khi mà sự nhận biết vào đối tượng thiền không bị gián đoạn.

Đạt định là trạng thái mà người quan sát biến mất, chỉ còn lại cái được quan sát.